Ngày 21/07: Thánh Laurensô Brinđisi, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh

Ngày 21/07: Thánh Laurensô Brinđisi, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh

Ngày 21/07: Thánh Laurensô Brinđisi, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh

Ngày 21 tháng 7
THÁNH LAURENSÔ BRINĐISI
LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta mừng thánh Laurensô Brinđisi.

Lễ Thánh Laurensô Brinđisi được cử hành trước ngày chết của Người một ngày, vì thánh nhân qua đời ngày 22 tháng Bảy năm 1619 tại Lisbonne, trên đường đến triều đình vua Philipphê III để bào chữa cho những người dân thành Naples bị áp bức. Ngài được phong thánh năm 1881 và năm 1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố Ngài là “tiến sĩ truyền giáo” do các tác phẩm của Ngài phần nhiều viết với văn phong bình dân.

Thánh Laurensô sinh năm 1559 ở Brindisi (nước Ý). Cha mẹ đặt tên là Jules-César Russo. Mười sáu tuổi, Ngài vào dòng Capucins ở Vérone, nhận tên là Laurensô Brindisi. Nhà dòng gửi thầy Laurensô theo học ở Padua, thành trì của chủ thuyết Averroisme. Ngài sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ như: Pháp, Đức, Hy Lạp, Syrie và Do Thái.

Thụ phong linh mục năm 1582, Ngài thường giảng ở Venice và Roma. Ngài từng là giám tỉnh Toscane, Vénétie, Thụy Sĩ và Gênes trước khi được chỉ định làm giám luật, rồi làm bề trên tổng quyền (1602 – 1605). Thời gian này, Ngài đã phát triển dòng ra nhiều nước ở Trung Âu. Năm 1605, Ngài trở về bên cạnh hoàng đế Rodolphe II (Đức) và bằng công việc của mình, Ngài đã góp phần vào công cuộc chiến đấu với người Thổ..

Sau khi thụ phong linh mục, thánh Laurensô Brinđisi đã trở thành một thầy dạy danh tiếng. Vì biết nhiều ngoại ngữ, thánh Laurensô đã có thể tiếp cận với nhiều người khác nhau. Rồi, Laurensô được sai đi thiết lập tu viện của dòng tại Áo. Vua nước Áo, Ruđolph II, lúc đầu không muốn cho hội dòng đến đất nước của ông, nhưng vì thấy sự quan tâm và dịu dàng của thánh Laurensô đối với các bệnh nhân dịch tả đã đã làm cho hoàng đế Rudolph cuối cùng phải ưng thuận.

Tiếp đến, hoàng đế lại còn xin thánh Laurensô Brinđisi thuyết phục các ông hoàng nước Đức chinh phạt quân Thổ, vì Thổ đang tìm cách chinh phục nước Hungary và Laurensô đã thuyết phục được cả các ông hoàng bên Đức. Tuy nhiên, các thống lãnh đã nài xin thánh Laurensô cùng họ ra trận chiến đấu để cùng được tham dự vào chiến thắng. Khi các binh lính thấy lực lượng đông đảo và hùng hậu của quân Thổ, chân tay họ đã bủn rủn và muốn bỏ cuộc. Vì thế, thánh Laurensô đã phải cưỡi ngựa đi trước đoàn quân. Laurensô chỉ được trang bị bằng một cây Thánh Giá duy nhất. Rồi các binh sĩ Đức lấy lại nhuệ khí và đã chiến đấu rất can đảm. Cuối cùng, quân Thổ hoàn toàn bị bại trận. Thánh Laurensô Brinđisi được hoan hô nhiệt liệt, nhưng ngài chẳng bao giờ tự hào vì đã thành công. Laurensô Brinđisi đặt tin tưởng nơi Chúa là Đấng đã ban cho ngài chiến thắng.

Năm 1602, thánh Laurensô Brinđisi được cử làm tổng đại diện của hội dòng. Thánh nhân đã làm việc, giảng dạy và viết sách để truyền bá Tin mừng. Thánh nhân cũng thực hiện những cuộc đàm phán hòa bình quan trọng tại Munich ở Đức và Mađriđ ở Tây Ban Nha. Các vị lãnh đạo của những nơi này đã lắng nghe Laurensô Brinđisi và kết quả rất thành công.

Không lâu sau thánh Laurensô Brinđisi trải qua một cơn bạo bệnh. Thánh nhân đã kiệt lực đang khi du lịch trong cái nóng mùa hè khắc nghiệt. Laurensô Brinđisi qua đời vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật của ngài, 22 tháng Bảy năm 1619. Laurensô Brinđisi được đức thánh cha Lêô XIII tôn phong hiển thánh năm 1881. Đến năm 1959, đức chân phước giáo hoàng Gioan XXIII đã ban tặng thánh Laurensô Brinđisi danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh.(Tổng hợp)

II. BÀI HỌC

Cuộc đời của thánh Laurensô Brinđisi để lại cho chúng ta rất nhiều bài học. Ngài đã làm được rất nhiều truyện cho Chúa và Giáo Hội. Công phúc của ngài thật lớn lao.

Với khả năng đặc biệt Chúa ban cho, ngài đã là một nhà ngoại giao tài giỏi của nhiều vị Giáo Hoàng. Ngài đã cùng với đạo binh Thánh giá dẫn đầu đoàn quân Hung Gia Lợi (Hungari) chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với thánh giá cầm tay, Ngài đã mang lại chiến thắng năm 1601.

Tuy nhiên, giữa những hoạt động bên ngoài, thánh nhân vẫn dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện và thực tập các nhân đức. Chính đời sống nội tâm sâu sắc đã đưa ngài lên đỉnh cao đời sống thánh

Ngài được phong thánh năm 1881 và năm 1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố Ngài là “tiến sĩ truyền giáo” do các tác phẩm của Ngài phần nhiều viết với văn phong bình dân.

Là tiến sĩ truyền giáo ngài đã đi giảng khắp Châu Âu, Ngài xem việc giảng thuyết là “một chức năng truyền giáo, việc của thiên thần, của người kitô hữu, việc thần linh… Chính giảng thuyết đem lại đức tin, đức cậy, đức mến”.

Phải nói đây là điểm son trong cuộc đời của ngài.

Tại sao chúng ta gọi là điểm son? Thưa là vì thánh Laurensô Brinđisi đã thấy được việc truyền giáo có một giá trị quan trọng như thế nào trong cuộc sống của một người tin Chúa. Nhiều người trong chúng không thấy được điều đó.

Tối 10-12-1954 đài phát thanh Luân Đôn nước Anh, có tung ra một lời kêu gọi rất buồn cười như thế này:

“Thưa đồng bào, chiều vừa rồi, nhân viên đài phát thanh chúng tôi đi công tác đã bắt gặp một con chó bị lạc chủ. Nó đói, nó khát, chúng tôi đã đem về đài phát thanh. Nó đang nằm trong góc nhà, và chờ mong sự cứu giúp của đồng bào. Nếu đồng bào thương, nó sẽ được sống. Nếu đồng bào bỏ rơi, nó sẽ bị chết”. Lời kêu gọi rất buồn cười như thế, vậy mà con chó rất được nhiều người thương. Vì chỉ 15 phút sau, rất nhiều gia đình gọi điện thoại về đài phát thanh xin lãnh con chó về nuôi. Đến nỗi ông giám đốc đài phát thanh không biết trao con có cho gia đình nào, nên đài phát thanh phải lập một ủy ban gồm 12 người để bắt thăm. Và chỉ trao con chó cho gia đình nào bắt thăm trúng.

Câu truyện rất buồn cười trên đây đã nhắc khéo rằng: nhiều người công giáo chúng ta cũng giống thế, đã thương một con vật hơn là thương một linh hồn, đã giúp đỡ một con vật hơn là giúp đỡ một linh hồn.

Bởi vậy, chúng hãy xin Chúa cho chúng ta có được lòng ý thức được bồn phận truyền giáo của chúng trong thế giới hôm nay để làm Nước Chúa được "trị đến" như lòng mong ước của Chúa.

Một hôm thánh Phanxicô Assisi gọi một tu sĩ trẻ tuổi đến và bảo:

- Này Thầy, ta đi giảng đạo nhé.

Hai cha con ra đi, sau khi rảo chân khắp phố, thánh nhân bảo thầy kia:

    - Nào, ta trở về.

Thầy kia ngạc nhiên hỏi:

  • Thưa cha, thế bao giờ chúng ta mới đi giảng ?
  • Giảng rồi thầy ạ.
  • Lạ, chúng ta đã giảng chi dâu ?

Này chúng ta đã giảng bằng sự nghiêm trang tề chỉnh của chúng ta đó.

Một nhà truyền giáo, lần đầu tiên đến Trung Hoa, giảng về Chúa Giêsu cho một nhóm dân bản địa. Khi ngài kết thúc một người nói:

- Phải, chúng tôi đã biết ngài: Ngài đã sống ở đây.

Nghe thế, nhà truyền giáo liền nói:

- Không, đức Giêsu sống ở nước khác, cách đây gần 2000 năm rồi.

Nhưng người đó vẫn khăng khăng bảo:

- Chúng tôi đã thấy Chúa. Chúa đã sống trong làng này. Chúng tôi biết Ngài.

Rồi ông dẫn nhà truyền giáo đến nghĩa trang và chỉ cho thấy ngôi mộ của một nhà truyền giáo khác, đã từng sống với họ, phục vụ họ và cuối cùng an giấc nơi cộng đoàn của họ.

Top